• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Hiện nay, mô hình lắp đặt lưới chống muỗi tại các nhà vườn chuyên sản xuất các loại rau, trái cây, hoa để tăng hiệu quả năng suất, chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy, việc sử dụng lưới chống muỗi đã mang đến lợi ích thiết thực gì trong ngành trồng trọt này?
     
     
    Mối lo ngại về tình trạng thực phẩm bị nhiễm bẩn, thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khiến cho người nông dân không ngừng tìm biện pháp để cải thiện chất lượng cho rau củ quả, trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Nếu không người sử dụng sẽ mắc bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Do đó để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, gia đình và mọi người luôn có những bữa ăn ngon, sạch sẽ nên rất nhiều hộ gia đình đã tiến hành thi công lưới chống muỗi cho khu vườn của mình. Và người nông dân trồng rau, hoa, quả sạch cũng đã sử dụng hệ thống cửa lưới chống muỗi
     
     
    Cửa lưới nông nghiệp
     
     
    Lưới inox chống muỗi hoặc lưới thủy tinh có ứng dụng thiết thực trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đây được coi là một tiến bộ kỹ thuật được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng cây trồng, mang lại hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cho các hộ chuyên canh nông nghiệp. Việc sử dụng lưới chống muỗi giúp ngăn chặn các loại côn trùng cắn phá cây trồng và đẻ trứng như: bướm, châu chấu, cào cào, sâu bọ, bọ cánh cứng, chuột, muỗi và các con côn trùng khác. Điều này còn giúp người trồng hạn chế việc phun thuốc trừ sâu diệt bệnh. Mà mọi người đã biết sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại, ăn vào gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, giải pháp lưới chống côn trùng an toàn, người trồng tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày. 
     
    Hơn nữa, thiết kế nhà chống muỗi áp dụng trong nông nghiệp đảm bảo sự chắc chắn bởi phần khung lưới làm từ hợp kim nhôm bền, không bị oxi hóa trong mọi môi trường. Còn phần lưới chống côn trùng được lắp đặt xung quanh và bao trùm lên trên không cho côn trùng xâm nhập, đồng thời cũng giúp giảm tác động mưa gió mạnh, làm dập nát hư hỏng cây rau, cây hoa, quả. Nếu trời nắng nóng hay có sương muối thì hệ thống lưới chống muỗi che chắn, giúp nó sống ở nhiệt độ thích hợp tốt cho sinh trưởng. Bên cạnh đó, mắt lưới đan xen còn giúp lưu thông không khí, ánh sáng mặt trời cần thiết cho cây trồng phát triển.
     
    Với công nghệ thiết kế cửa lưới chống muỗi hiện đại nhưng giá lưới chống muỗi rất phù hợp với túi tiền của mọi người. Vì thế, lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho mô hình sản xuất cây trồng sạch, đảm bảo an toàn hơn các biện pháp truyền thống khác. Nên cửa lưới chống côn trùng là phát minh tuyệt vời trong ngành nông nghiệp. 
     
    Cấu tạo, kích thước và phương pháp sản xuất của lưới chống côn trùng trong nông nghiệp
     
    Phương pháp sản xuất lưới chắn côn trùng 
     
    Dựa trên thực tế, có thể thấy rằng, lưới chống côn trùng trong nông nghiệp được sản xuất từ 4 phương pháp dệt sau đây:
     
    + Phương pháp dệt kiếm
     
    + Phương pháp dệt kim (dệt tròn, bằng)
     
    + Phương pháp dệt bao tròn
     
    + Phương pháp dệt móc xà
    Cửa lưới nông nghiệp
     
    Cấu tạo 
     
    Về nguyên liệu
     
    Trên thị trường hiện nay, nguồn nguyên liệu làm lưới chống côn trùng trong nông nghiệp được cấu tạo bởi 1 trong 3 loại nhựa chính:
     
    + Nhựa đã xử lý: Là loại nhựa đã trải qua tất cả các công đoạn như pha tạp chất, bột đá, thêm nhựa phế liệu. Nhựa này thường có giá thành rẻ nên khi làm lưới thường khá cứng, nặng tay và tuổi thọ thấp. Chỉ sử dụng tối đa từ 6-12 tháng
     
    + Nhựa nguyên sinh: Thuộc loại nhựa nguyên chất nên khi sử dụng để sản xuất ra lưới chống côn trùng, chúng thường mang các đặc tính cao có trong nguyên liệu này. Đó là sự bóng nhẵn, dai, chắc chắn. Từ đó, đem tới sản phẩm chất lượng tốt, ổn định nhất, dùng được lâu dài từ 2-5 năm. Tuy nhiên, nếu dùng mẫu nhựa nguyên sinh để làm lưới thì vẫn tồn tại hạn chế ở chỗ chúng không chống chịu với thời tiết khắc nghiệt và môi trường thay đổi nhanh chóng
     
    + Nhựa nguyên sinh chống UV: Cũng là loại nhựa nguyên chất nhưng được trang bị thêm lớp UV. Vật liệu này sở hữu độ bền, dẻo dao, bóng nhẵn, chống chịu thời thiết khá tốt, dùng với thời gian lớn, khoảng 7-10 năm. Có thể nói rằng, dòng nhựa UV trên đây dùng khá phổ biến để làm lưới, bảo vệ cây trồng hoa màu tại thị trường Việt Nam
     
     
    Lưới chắn côn trùng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau
     
    Về độ khít
     
    Độ khít (độ dày) của lưới chống côn trùng nông nghiệp rất kín kẽ, được tính bằng một số đơn vị như: Lược, số ô/cm2, Mesh (số ô/inch). Ứng với từng mục đích sử dụng, bạn sẽ chọn độ khít sao cho hợp lý và tối ưu nhất:
     
    – Nếu dùng làm nhà lưới để trồng rau sạch:
     
    + Làm nóc nhà lưới: Chọn lưới có độ khít từ 18 tới 25 (mesh).
     
    Lưu ý:  Những khu vực có khí hậu nóng, khô cằn như Long An, Đồng Nai thì nên sử dụng lưới chứa độ dày tầm 45 ô/cm2. Ngược lại, nếu thời tiết mát mẻ, ôn hòa  ví dụ ở Lâm Đồng, các tỉnh phía bắc có mùa lạnh, lời khuyên từ chuyên gia dành cho trường hợp này là cần dùng lưới 90 ô/cm2
     
    + Làm tường lưới: Nên chọn loại có độ khít dày, tầm 30-32 mesh (khoảng 139-143 ô/cm2)
     
    – Nếu dùng làm lưới trùm vườn trái cây: Lưới chống côn trùng với độ hít 48 ô/cm2 tương đương 19 mesh sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả ruồi, sâu bọ phá hoại hoa quả chăm bón, trồng trọt của nhà nông
     
    – Nếu dùng trong chăn nuôi: Thường dùng lưới có độ khít khoảng 22 mesh để tạo thành màn lớn, tránh các loại côn trùng như muỗi, ruồi đậu bám, chích vào vật nuôi gây bệnh tật
     
    Về kích thước
     
    Lưới chống côn trùng nông nghiệp có nhiều loại khổ khác nhau, dao động từ 1-6 mét, chiều dài trung bình vào khoảng tầm 45-50 mét
     
    Cửa lưới nông nghiệp
     
    Thông số kỹ thuật chung lưới chắn côn trùng nông nghiệp
     
    Thông số kỹ thuật Lưới chắn côn trùng nông nghiệp
    Chiều dài 42 – 45 m
    Khổ lưới 1 – 6.8 m
    Độ bền 3 năm
    Màu sắc Trắng, đen, xanh ngọc màu nhạt hoặc đặt theo yêu cầu với số lượng phải lớn
    Quy cách đóng gói Cuộn tròn
    Khả năng chống nắng mưa Tốt
    Độ phai màu Không
    Mục đích sử dụng lưới chống côn trùng nông nghiệp là gì?
     
    Trên thực tế, mục đích sử dụng lưới chống côn trùng nông nghiệp có rất nhiều, trong đó chủ yếu bao gồm các lý do sau:
     
    a. Sử dụng để bảo vệ rau đang trồng
     
    Để trồng rau, cần rất nhiều công đoạn để thực hiện và kèm theo đó vô số yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng của nó. Ví dụ, rau đang ở giai đoạn nảy mầm, ra lá mà chẳng may gặp mưa thì đa phần, chúng sẽ bị dập nát, không thể sử dụng được nữa.
     
    Vì thế, nếu trang bị lưới chống côn trùng nông nghiệp sẽ che được toàn bộ hệ thống rau trồng, ngăn tới 90% tác động từ mưa kéo tới. Lý do là bởi, chúng phân tán mưa thành những hạt nhỏ, li ti giống như sương. Do vậy, không những giúp bảo vệ rau tốt mà còn tăng độ ẩm cho câu, rau chất lượng
     
    b. Để che chắn vườn trái cây
     
    Thông thường vườn cây sở hữu nhiều loại ăn quả thơm ngon như ổi, mận, lê…để bán ra thị trường, cung cấp cho nhu cầu con người. Những loài côn trùng như ruồi, sâu bọ cũng rất thích những trái cây này bởi đây là môi trường lý tưởng để chúng làm tổ, sinh để, phát triển ấu trùng. Do đó, sử dụng lưới chống côn trùng sẽ giúp bạn che phủ toàn bộ khu vườn, ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào làm hỏng hoa quả nuôi trồng hiệu quả hơn
     
    c. Để hạn chế dùng tới thuốc trừ sâu
     
    Chúng ta đều biết rằng, nếu sử dụng thuốc trừ sâu để phun lên cây ăn trái, rau củ, hoa màu sẽ ngăn chặn được các loại côn trùng xâm nhập. Song, mặt trái của nó lại rất độc hại, nhất là khi dùng những nguyên liệu này nhằm chế biến món ăn. Do đó, làm lưới chống côn trùng là cách vừa đảm bảo cho việc trồng trọt, chăn nuôi không bị ảnh hưởng, vừa không gây nguy hiểm, cực an toàn mà còn tiết kiệm chi phí nếu xét tới kinh tế
     
    Giá lưới chống côn trùng nông nghiệp là bao nhiêu?
     
    Một vấn đề nữa cũng rất được quan tâm hiện nay là giá lưới chống côn trùng nông nghiệp là bao nhiêu? Thật ra, khá khó để đưa ra con số cụ thể vì tùy theo từng hãng sản xuất, kích thước, mẫu mã…mà chúng có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát thì mức giá lưới loại này đang dao động trong khoảng từ 3.500đ/m2 đến hơn 40.000đ/m2. Bạn có thể cân nhắc khoảng tiền này để tìm hiểu, lựa chọn loại lưới chống côn trùng sao cho tốt và hiệu quả nhất.
    Hiện nay, mô hình lắp đặt lưới chống muỗi tại các nhà vườn chuyên sản xuất các loại rau, trái cây, hoa để tăng hiệu quả năng suất, chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
    4.75 sao của 2470 đánh giá
    Xu hướng sử dụng cửa lưới chống muỗi
    Xu hướng sử dụng cửa lưới chống muỗi
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533