• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).
    Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
    Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,...
     
    Đặc điểm sinh thái
     
    Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
    Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
     
     
    Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
     
    Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.  Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
     
     
    Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt. 
     
    Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm.
    Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy. 
     
    Các loại muỗi thường thấy ở Việt Nam:
     
    1. Muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn):
     
     
    Loài muỗi chích nhiều nhất khi thay đổi cường độ ánh sáng ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời chuẩn bị lặn. Với hình dáng thân hình có vệt đen trắng ở những con muỗi đã trưởng thành, các ấu trùng của loài muỗi này được nằm ở góc 45 độ so với mặt nước và tồn tại ở hình bầu dục. Loài muỗi aedes mất khoảng 6 – 8 ngày để phát triển từ trứng thành ấu trùng – nhộng và trưởng thành muỗi. Aedes thích nghi với môi trường có nước sạch và chúng thường bị thu hút bởi những gam màu sắc như đen và đỏ. Thông thường loài muỗi này sẽ được chia làm 2 chi, một số chi của loài muỗi này còn có giá trị y tế dùng trong nghiên cứu bệnh sốt rét vàng hay sốt xuất huyết ở người.
     
    2. Muỗi Anophel SPP (muỗi sốt rét, muỗi đòn xóc):
     
     
    Loài muỗi Anophel thường được biết đến là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh sốt rét nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chúng ta có thể phân biệt loài muỗi này với hình dáng có vệt màu xanh xám và sậm màu trên cánh đối với những con muỗi trưởng thành. Khác với ấu trùng Aedes, ấu trùng của loài muỗi anophel thường nằm song song với mặt nước. Chúng mất khoảng 6 – 10 ngày để hoàn thiện vòng đời và phát triển thành muỗi trưởng thành. Anophel là loài muỗi không thích bị ô nhiễm nên chúng thường sinh sống ở những nơi có nước sạch. Tập quán của loài muỗi này là “kiếm ăn” vào ban đêm và thích màu tối.
     
    3. Muỗi culex SPP:
     
     
    Loài muỗi này là tác nhân chính gây nên căn bệnh viêm não Nhật Bản B cực kỳ nguy hiểm, chúng có phần ngực và gân trên cánh phủ bởi các vảy màu nâu tối và phần bụng phẳng. Cũng giống như Anophel, Culex phải mất từ 6 – 10 ngày để phát triển hoàn thiện thành muỗi trưởng thành. Culex thường sinh sống ở nơi nước bị ô nhiễm và các cống rãnh. Muỗi culex có thể bay đường dài và thường đốt vào ban đêm. Tuy nhiên chúng thường hoạt động vào buổi hoàng hôn.
     
    Các biện pháp phòng chống muỗi:
     
    1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên:
     
     
    Các nguyên liệu như sả, tỏi, bạc hà, chanh, , nước rửa chén, vỏ quýt, vỏ cam, là những nguyên liệu tự nhiên chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được, muỗi rất ghét tiếp xúc với các mùi hương này nên chúng ta có thể điều chế chúng tạo thành một hỗn hợp để lũ muỗi tránh xa. 
    Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu có chức năng xua đuổi muỗi, nó hơi tốn kém hơn cách trên. Hoặc các bạn cũng có thể trồng các loại cây đuổi muỗi xung quanh nhà như: tía tô, húng quế, cúc vạn thọ…
     
    2. Sử dụng hóa chất diệt muỗi:
     
     
    Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại thuốc diệt muỗi. Phương pháp này diệt muỗi rất hiệu quả nhưng nó chứa nhiều chất khí gây độc hại. Nếu chúng ta hít phải khí này trong suốt một thời gian dài hoặc hít phải một lượng khí lớn sẽ gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. 
    Vậy nên chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp diệt muỗi này. 
     
    3. Sử dụng của lưới chống muỗi:
     
     
    Cửa lưới chống muỗi được biết đến như cái tên gọi của nó là chống muỗi, ngoài ra cũng có thể chống các loại côn trùng khác như ruồi, bọ, gián,… Cửa lưới chống muỗi tuy không thể giúp chúng ta diệt được muỗi nhưng giúp chúng ta loại bỏ được tình trạng muỗi xâm nhập vào ngôi nhà của chúng ta. 
    Hiện nay trên thị trường mọi người rất ưa chuộng loại cửa lưới không ray. Đặc điểm cửa này là không có ray ở dưới giúp đi lại dễ dàng , an toàn cho trẻ con và người già, độ thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo rời để vệ sinh.
     
    Lựa chọn một phương pháp phòng chống muỗi tấn công thông minh chính là thi công cửa lưới không ray, vừa giúp bạn bảo vệ được bản thân, cho gia đình bạn và góp phần không gây ô nhiễm cho môi trường do không sử dụng hóa diệt muỗi, thải ra những chất độc hại. Hãy liên hệ ngay với công ty Việt Thống để được hỗ trợ tư vấn. 
     
     
    Muỗi là loài động vật quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, chúng rất phiền toái, chúng ta căm ghét và muốn loại bỏ chúng. Chúng ta sẽ nghiên cứu các biện pháp chống và loại bỏ muỗi.
    4.85 sao của 3575 đánh giá
    Tìm hiểu về loài muỗi và biện pháp phòng chống muỗi
    Tìm hiểu về loài muỗi và biện pháp phòng chống muỗi
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533