Mùa mưa đến, đem tới cho con người nhiều lợi ích như không khí mát mẻ hơn, cây cối được gột rửa, cung cấp thêm nước. Lợi ích là vậy nhưng nó cũng đem đến những rắc rối khá nhiều cho con người trong cuộc sống. Mùa mưa làm khí hậu thay đổi, việc khí hậu bị thay đổi đột khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng.
Bên trong nước mưa có chứa một loại vi khuẩn có tên là E.coli (Escherichia coli), nước mưa chứa vi khuẩn bởi vì khi mưa rơi xuống sẽ hòa lẫn vào bụi trong bầu khí quyển. Các tạp chất tồn tại trong khí quyển gồm các khí như: NO2, NH3, H2S,… do các quá trình phân hủy ở mặt đất và Cl2, CO2, CH4 do các nhà máy thải ra, SO2 do đốt than, dầu mỏ,… Bên cạnh đó nước mưa còn mang theo các bụi thực vật hay là các chất hữu cơ dễ bay hơi,… nhưng khí CO2 và O2 là chứa nhiều trong nước mưa nhất. Ngoài ra có một số vùng còn gặp hiện tượng mưa a-xit làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, cây cối,…
Một số căn bệnh thường mắc phải trong mùa mưa:
Mưa bão kèm theo ngập úng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật xuất hiện và gây bệnh, cần lưu ý phòng chống cho bản thân và gia đình.
Môi trường ẩm ướt, nước mưa tù đọng là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, bạn cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi bằng cách loại bỏ tận gốc nguồn hình thành và phát triển của muỗi, loại bỏ những chỗ nước tù đọng trong các dụng cụ chứa nước (xô, chậu, gáo dừa…), diệt lăng quăng, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…
Nhưng dọn dẹp vệ sinh, bạn cũng chỉ có thể dọn dẹp được các vị trí trong nhà hoặc những chỗ xung quanh nhà bạn, bạn không thể dọn hết tất cả chỗ nước còn đọng lại trên đường và muỗi thì có thể sinh sôi từ đó và bay đến xâm nhập vào nhà bạn. Chưa kể đến, mùa mưa khiến nhiều nơi bị ngập nước, nhiều loài côn trùng khác chẳng hạn như gián, ruồi, đặc biệt là những con như ếch, nhái, ễnh ương sẽ tìm kiếm nơi trú ngụ, và nhà của bạn có thể sẽ là sự lựa chọn của chúng.
Để bảo vệ ngôi nhà của bạn không bị chúng xâm nhập quấy rầy, cách tốt nhất là bạn nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi,
thi công cửa lưới cố định ở một vài nơi có không gian mở trong nhà, nơi mà lũ côn trùng thường chọn là nơi để bay vào nhà bạn nhất. Quan trọng nhất vẫn là lắp đặt tại cửa chính, nơi bạn thường xuyên mở cửa để không khí có thể lưu thông vào nhà.
Viêm họng, cảm cúm là những bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, nhất là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…
Khi gặp các biểu hiện như đau rát họng, đau khi nuốt, khàn tiếng, ho, kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Hạn chế và thận trọng việc tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là thuốc kháng sinh.
Mùa mưa thường kéo theo bão, lũ lụt, ngập nước… Nước mưa hòa vào nguồn nước bẩn như cống, kênh rạch tràn lên đường, khi đó, điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh về da phát triển. Con người tiếp xúc trực tiếp nên sẽ bị ảnh hưởng mắc những căn bệnh về da liễu điển hình là nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân do nấm ký sinh vì lỡ ngâm chân trong một chiều đường ngập, kẹt xe chẳng hạn.
Ở các vùng da có sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn, xuất hiện các vết viêm, đỏ tấy, mụn nước… khiến người bệnh ngứa ngáy, dẫn đến gãi nhiều, làm tổn thương da, gây lở loét, đau rát. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian kéo dài vết thương nặng hơn sẽ dẫn tới bị hoại tử.
Mùa mưa thường cũng là lúc môi trường nước dễ nhiễm bẩn, thực phẩm cũng dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn, E.coli…
Khi nấu nướng và bảo quản thức ăn không đúng cách, ăn uống ở hàng quán ẩm ướt, kém vệ sinh… bạn có thể mắc nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa, phổ biến nhất là tiêu chảy. Tùy mức độ, bệnh có thể chuyển sang mức tiêu chảy cấp, gây nguy hiểm đến tính mạng do tình trạng mất nước.
Những ai có tiểu sử mắc bệnh về tiêu hóa nên thận trọng ăn uống trong mùa mưa, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Người có tiền sử mắc bệnh xương, khớp rất sợ mùa mưa. Những ngày thời tiết khô, ẩm, nóng, lạnh thất thường khiến các cơn đau gia tăng.
Tiếp xúc thường xuyên với nước mưa cũng không tốt cho sức khỏe xương, khớp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vì thế, người bệnh cần hạn chế dầm mưa, lội nước, tập thể dục đều đặn để tăng cường độ dẻo dai cho xương, khớp.
Hướng dẫn phòng bệnh mùa mưa:
Để bảo đảm sức khỏe được an toàn khi mưa đến, các bạn và gia đình nên thực hiện các điều sau đây:
Những điều nên làm:
- Ăn chín uống sôi.
- Đi chợ sớm, ưu tiên chọn thực phẩm tươi sống.
- Ưu tiên ăn các món nóng và loãng như cháo, súp, canh, lẩu…
- Tăng cường ăn thêm trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi, sơ-ri, kiwi…
- Luôn thủ sẵn ô (dù), áo mưa, ủng lội nước… trong cốp xe.
- Dọn dẹp nhà kho, phát quang vườn tược, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thi công cửa lưới chống muỗi.
- Khi ngủ, giăng mùng kín, mặc quần áo dài tay, mang vớ. Giặt giũ và phơi sạch mùng, mền, chiếu, gối.
- Luôn có thuốc cảm, đau họng, viên sủi C, nước muối sinh lý… trong nhà.
Những điều không nên làm:
- Trữ thực phẩm quá lâu (hơn 7 ngày) trong ngăn mát tủ lạnh.
- Ăn rau, củ , quả chưa được rửa sạch hoặc rửa qua loa .
- Ăn các món tái như gỏi, nộm, rau sống, củ quả chưa rửa sạch…
- Uống quá nhiều nước đá và các món lạnh như kem, đá bào…
- Mặc quần áo còn ẩm ướt do phơi chưa kỹ.
- Tắm nước lạnh, ngâm mình trong bồn quá lâu.
- Thức khuya, học tập và làm việc quá sức, dẫn đến lao lực.
- Dầm mưa, hong gió, bật máy lạnh với nhiệt độ quá thấp, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Không mắc màn khi ngủ, không áp dụng các biện phap phòng chống muỗi.
Hãy luôn cập nhật thời tiết và trang bị sẵn những phương pháp cần thiết chống lại các vấn đề khi mùa mưa đến nhé! Chúc các bạn đày
✅ Tin tức Bảng giá các loại cửa chống muỗi mới nhất giá cả cạnh tranh. Khách hàng muốn lắp đặt cửa lưới chống muỗi, côn trùng hãy liên hệ với chúng tôi