• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, kết hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt, chất thải từ sản xuất công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nên tạo điều kiện thuận lợi để các loài côn trùng sinh sống và phát triển rất nhanh như muỗi, ruồi, kiến, gián, sâu, ve chó, bọ chét, rắn, rệp… Vì vậy nguy cơ gây hại đến từ côn trùng là rất lớn, bởi chúng tồn tại khắp mọi nơi có con người, chúng trở thành kẻ thù số 1 của con người. Năm 2014, các nhà khoa học nghiên cứu về côn trùng gây hại của trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ đánh giá côn trùng là loài vật gây hại lớn nhất thế giới hiện nay. Hiện nay, ước tính hàng năm các dịch bệnh từ côn trùng đã cướp đi mạng sống hơn 10 ngàn người, thiệt hại 100 tỷ Euro cho nền kinh tế thế giới. Vậy tại Việt Nam những loại côn trùng nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất, và cách phòng ngừa như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này, hy vọng sẽ bổ ích cho bạn.

     
    1. Phân loại côn trùng 
     
    Gián
     
     
    Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh… Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước… Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, những món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt... Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân... và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc...
     
     
    Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh... rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
     
    Chúng ta thường nghĩ rằng cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, dọn dẹp khu vực ẩm thấp thường xuyên là có thể loại bỏ loài côn trùng này ra khỏi nhà ở, tuy nhiên khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống mới chính vì vậy chúng có thể tấn công mọi không gian sống của chúng ta.
     
    Ruồi
     
     
    Loài ruồi có tên khoa học là Musca domestica, chúng sống rất gần gũi với con người trên thế giới. Và môi trường sống thường tập trung ở những khu dân cư, các chuồng trại, khu vực chứa nhiều thực phẩm hoặc chứa rác thải.  
     
    Tốc độ sinh sản của ruồi rất nhanh, ruồi cái có thể đẻ 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Và chỉ trong vài tuần chúng có thể bùng phát số lượng lớn. 
     
    Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng tìm thức ăn và giao phối, còn về đêm thì đậu yên. Chúng thường đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngoài bờ rào, toilet , thùng rác, dây phơi quần áo…
     
     
    Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh, gây khó chịu và làm ảnh hưởng môi trường sống của con người dù là làm việc hay nghỉ ngơi. 
     
    Mầm bệnh dính bề mặt ngoài cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày khi chúng kiếm thức ăn. Phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm do ruồi truyền nhiễm đều qua đường thức ăn, nước uống. Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
     
    Kiến ba khoang
     
     
    Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis. Kiến ba khoang có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau. Loài kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, có khả năng bay và chạy rất nhanh.
     
    Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống. 
     
    Về tập tính và thức ăn của chúng thì các loài bọ này thường tìm thấy trên các ruộng lúa (từ năm 1919), môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, có cỏ mọc xung quanh.  
     
     
    Kiến thường theo ánh đèn bay vào nhà, những người làm việc dưới ánh đèn bị kiến rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát kiến và chất Pederin có trong kiến rơi vào da. Có khi côn trùng này rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh không chú ý, chà xát phải gây thành viêm da bọng nước. Lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.
     
    Tác hại của kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chủ yếu gây tổn thương trên da với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm. 
     
    Muỗi
     
     
    Muỗi luôn là nỗi ám ảnh của mọi gia đình. Nhắc đến muỗi, người ta thường nghĩ đến một loạt bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh vàng da, viêm não Nhật Bản…Theo tổ chức Y Tế thế giới, muỗi chính là vật trung gian truyền Virus Dengue từ muỗi vào cơ thể con người thông qua việc hút máu khiến hàng triệu người chết mỗi năm do không đề phòng và chủ quan với bệnh. Người ta ước tính trung bình mỗi năm, muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người ở các nước Châu Phi, Nam Phi, Trung Phi, Mexico và phần lớn các nước châu Á trong đó 5,3 triệu người tử vong vì bệnh sốt rét. Riêng với Việt Nam, lượng người mắc bệnh nhiều nhất là ở trẻ em. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, Việt Nam đã có hơn 5 ca tử vong mắc bệnh ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, TP.HCM, và con số người nhiễm bệnh đang dần một tăng cao theo năm, chưa có dấu hiệu suy giảm. Khi tiết trời vào mùa mưa, lượng côn trùng, đặc biệt là muỗi ngày càng sinh sôi, nảy nở, ẩn náu, và dễ dàng làm tổ bất cứ đâu quanh nhà. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc vùng nước đọng. Điều này, chứng tỏ việc truyền nhiễm khi bị muỗi cắn đáng phải báo động. Ngoài ra, muỗi còn mang ký sinh trùng giun chỉ, gây nên bệnh sưng phù hay còn gọi là bệnh phù chân voi, gây đau nhức và khó khăn trong mọi sinh hoạt.
     
    2. Biện pháp phòng ngừa
     
    Các loại côn trùng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người với mức độ nặng nhẹ khác nhau: có loài không gây hại lớn nhưng phiền toái, có loài không chỉ phiền toái mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Có những cách nào để ngăn ngừa chúng khỏi cuộc sống của chúng ta.
     
    Tắt hết đèn điện
     
     
    Khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 11 giờ đêm là khoảng thời gian côn trùng “tấn công” vào nhà. Nhiều nhất là khi nhà bật nhiều đèn điện, những loài côn trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Khi nhìn thấy nguồn sáng phát ra từ đèn điện, chúng sẽ tập trung đông đúc về hướng ánh sáng.  Bởi vậy nếu phát hiện chúng, ta nên tắt điện chiếu sáng và dùng quạt để đuổi chúng đi. 
     
    Đóng toàn bộ cửa trong nhà
     
    Đóng cửa được xem là một cách phòng tránh sự tấn công của côn trùng khá hiệu quả, đóng hết cửa giảm bớt không gian tiếp xúc với không gian bên ngoài, hạn chế các con đường côn trùng bay vào nhà.
     
    Sử dụng bình xịt diệt côn trùng
     
    Đây được xem là cách diệt côn trùng nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. 
     
    Có một biện pháp chống côn trùng vô cùng hiệu quả không cần phải sống trong không gian bí bách tù túng vì phải đóng cửa liên tục, cũng không cần phải tắt đèn khi không mong muốn mà vẫn có thể sinh hoạt một cách bình thường trong không gian vô cùng an toàn đó là sử dụng cửa lưới chống muỗi.
     
     
    3.Cửa lưới chống muỗi 
     
    Cửa lưới chống muỗi, với cái tên của nó chắc hẳn bạn có thể biết được công dụng của loại thiết bị này, nó là thiết bị có khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của muỗi. Hơn thế nữa với thiết kế lưới chắc chắn, bền bỉ, độ khít vừa phải nó có thể ngăn chặn được các loại côn trùng bay vào nhà một cách hiệu quả.
     
    Cửa lưới được sản xuất bằng chất liệu chuyên dụng không độc hại nên đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
     
    Với thiết kế tạo khe hở,mang đến không gian mở, hòa mình với thiên nhiên, không che chắn ánh sáng, việc sử dụng cửa lưới chống muỗi tạo không gian thoáng mát cho ngôi nhà. Hơn nữa, nó còn có chức năng ngăn cản bụi hay lá cây từ bên ngoài bay vô nhà. Bạn sẽ được sống trong không khí trong lành, được nghỉ ngơi trọn  vẹn sau 1 ngày dài phải chạy đua với công việc , học tập ở bên ngoài.
     
     
    Với đa dạng loại cửa trên thị trường, đem đến sự đa dạng kiểu dáng cũng như màu sắc, sẽ tạo cơ hội cho bạn có thể chọn lựa được loại cửa phù hợp nhất không cần lo lắng đến thẩm mỹ không gian nhà ở. Ví dụ bạn yêu thích cổ kính, truyền thống chọn thi công cửa lưới dạng mở sẽ là một lựa chọn phù hợp. Cửa có phong cách đóng mở như cửa truyền thống, hơn nữa bạn có thể chọn màu sơn giả gỗ toát lên nét đẹp cổ kính truyền thống đáp ứng sở thích của bạn một cách hoàn hảo nhất.
     
    Thiết bị có thiết kế đơn giản nên việc lắp đặt không mất nhiều thời gian cũng như việc sử dụng và vệ sinh cũng dễ dàng. 
     
    Mức giá lắp đặt cho thiết bị này cũng khá là rẻ, phù hợp với kinh tế nhiều gia đình. Bạn có thể sử dụng chi tiêu hợp lý với lựa chọn cửa lưới chống muỗi giá rẻ, đa năng, hiệu quả dài lâu.
     
     
    Có nhiều cách để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta ra khỏi những ảnh hưởng của côn trùng, hãy thật sáng suốt lựa chọn cho mình một biện pháp vừa hiệu quả và đem lại tiện ích dài lâu.
     
    Nguy cơ gây hại đến từ côn trùng là rất lớn, bởi chúng tồn tại khắp mọi nơi có con người, chúng trở thành kẻ thù số 1 của con người. Sử dụng cửa lưới chống muỗi là một cách phòng bị hiệu quả
    4.55 sao của 1658 đánh giá
    Ngăn chặn côn trùng bằng cửa lưới chống muỗi
    Ngăn chặn côn trùng bằng cửa lưới chống muỗi
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533