• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Thời tiết mát mẻ, trong lành tạo điều kiện thuận lợi cho phép chúng ta tận hưởng tất cả các hoạt động giải trí bên ngoài: tiệc nướng, dã ngoại, chơi thể thao, cắm trại và các hoạt động thư giãn giải trí khác. Một nhược điểm của tất cả những niềm vui này là muỗi. Muỗi tồn tại và xuất hiện chúng ta đều thấy, nhưng mỗi mùa xuất hiện nó kéo dài trong bao lâu thì chúng ta không biết. Nắm rõ được thời gian sinh sản và sinh trưởng của muỗi trong bao lâu rất giúp ích cho chúng ta trong việc lựa chọn phương pháp phòng chống chúng hiệu quả. Bài viết này mong muốn sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cụ thể cần thiết về thời gian sinh trưởng của muỗi. 

     

    1. Vòng đời và sinh sản của muỗi:
     
    Giống như tất cả các loài côn trùng, muỗi nở từ trứng và đi qua nhiều giai đoạn trong vòng đời sống của chúng trước khi trở thành muỗi trưởng thành. Những con cái đẻ trứng trong nước, và giai đoạn ấu trùng và nhộng, chúng sống hoàn toàn trong nước. Khi nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành, chúng rời khỏi nước và trở thành côn trùng bay lượn tự do trên mặt đất. Vòng đời của một con muỗi có thể khác nhau từ một đến vài tuần tùy thuộc vào các loài (muỗi trưởng thành, muỗi cái giao phối của một số loài có thể sống sót qua mùa đông trong mát, nơi ẩm ướt cho đến mùa xuân, khi đó chúng sẽ đẻ trứng và chết.)
     
     
    2.Mùa muỗi kéo dài bao lâu?
     
    Thật không may, mùa muỗi bắt đầu sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ! Một số loài muỗi có khả năng ngủ đông trong mùa đông và trứng của một số loài có thể tồn tại ngay cả ở nhiệt độ rất lạnh.  Khi thời tiết chỉ đạt 50 độ F (10 độ c), những con muỗi này có thể nhanh chóng làm việc để cắn người và đẻ trứng để tạo ra nhiều muỗi hơn.  Khi số lượng trứng lớn hơn hoặc muỗi ngủ đông sống sót qua mùa đông nhờ nhiệt độ ấm hơn, điều này có nghĩa là quần thể muỗi có thể mở rộng rất nhanh ngay khi thời tiết lên đến 50 độ F (10 độ c). Khi nào mùa muỗi bắt đầu? Khi nhiệt độ chạm 50 độ F (10 độ c).
     
     
    Muỗi không có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ, chúng dựa vào các nguồn bên ngoài (chủ yếu là mặt trời) để tồn tại. Nhiệt độ môi trường càng tăng thì số lượng muỗi cũng càng tăng. Những tháng ấm nhất trong năm là mùa muỗi cao điểm. Thời tiết ấm áp làm cho muỗi hoạt động nhiều hơn có nghĩa là chúng đẻ nhiều trứng hơn dẫn đến nhiều muỗi hơn và cứ thế.  Với sự thay đổi khí hậu, nhiều nơi đang trải qua thời gian dài hơn với thời tiết rất ấm áp và cùng với đó, quần thể muỗi lớn hơn trước. Đối với Việt Nam có khí hậu khá là ấm áp, đa số các vùng đều có ngưỡng nhiệt độ trung bình lớn hơn 10 độ c, chính vì vậy sẽ là khu vực bị muỗi tấn công quanh năm. Đỉnh điểm là vào các khoảng thời gian mùa mưa, không khí ẩm ướt, một môi trường tuyệt vời cho muỗi sinh sôi và nảy nở.
     
    Ngoài nhiệt độ ấm lên, biến đổi khí hậu cũng liên quan đến việc tăng độ ẩm, lượng mưa lớn hơn và lũ lụt. Tất cả những điều này đều mang lại những thuận lợi tuyệt vời cho sự sinh sôi nảy nở của muỗi. Lượng mưa lớn và lũ lụt sẽ dẫn đến kết quả nhiều khu vực nước đọng, lý tưởng cho việc sinh sản của muỗi. Một số loài muỗi có thể đẻ trứng chỉ trong một nắp chai nước, nhưng có một vũng nước lớn thì còn gì tuyệt vời hơn. 
     
     
    Các nhà khoa học đang tìm thấy bằng chứng rằng biến đổi khí hậu ít nhất là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh do muỗi truyền nhiễm ( virut West Nile, sốt xuất huyết) ở cả những khu vực mà trước đây chúng không được tìm thấy.
     
    Hầu hết mọi người không nhận ra rằng thức ăn của muỗi đực là nhựa cây, mật hoa… Còn muỗi cái tấn công con người và các loài động vật khác (chim, thú…) để lấy máu làm thức ăn cung cấp năng lượng để có thể đẻ trứng. Chính vì nguồn thức ăn dồi dào và dễ tìm kiếm, chỉ cần khí hậu nhiệt độ thuận lợi là muỗi có thể sinh sôi và phát triển.
     
    3.. Hậu quả muỗi gây ra
     
    Muỗi là sinh vật gây ra nhiều sự phiền toái. Thật sự là vậy, muỗi vo ve bên tai khiến bạn khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc. Vết cắn của nó vừa ngứa ngáy khó chịu lại còn vô cùng xấu xí khi để lại những vết mẩn đỏ trên da.
     
     
    Ngoài ra, bệnh do muỗi truyền nhiễm giết chết nhiều người trên khắp thế giới hơn bất cứ điều gì khác. Khi có một quần thể muỗi lớn hơn trong một khu vực có các bệnh do muỗi truyền, thì ít nhất theo lý thuyết, nhiều muỗi sẽ có cơ hội nhặt bệnh và truyền sang người. Các căn bệnh nguy hiểm thường gặp như: viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét… Các bệnh vô cùng nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng bất cứ lúc nào và có thể để lại các di chứng xấu về sau. Đặc biệt, trẻ em chính là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các loại bệnh nguy hiểm này.
     
    Việc phòng tránh muỗi là quan trọng hơn bao giờ hết. Có cách nào để phòng tránh muỗi. Trên thực tế có rất nhiều cách để phòng tránh muỗi như: dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, loại trừ sư ứ đọng nước, dùng đèn diệt muỗi, phun thuốc diệt muỗi, trồng cây diệt muỗi, thi công cửa lưới chống muỗi cho ngôi nhà của mình…
     
    Phun thuốc diệt muỗi
     
    Đây là phương pháp hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên hiệu quả của nó bị giới hạn thời gian, nó có thể phát huy chức năng khi lượng thuốc khuếch tán trong không khí còn tồn tại. Đây là một phương pháp sử dụng chất hóa học để diệt muỗi, nên có thể gây ảnh hưởng, dị ứng đối với một số đối tượng nhạy cảm với thành phần hóa học trong thuốc, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
     
     
    Vệ sinh và loại bỏ nước ứ đọng thường xuyên
     
    Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng- bọ gậy được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn muỗi cũng như loại bỏ nơi sinh sản, phát triển của muỗi. Muỗi có thể đẻ trứng trong nguồn nước tĩnh chỉ khoảng 1/2 inch ~1,2cm, vì vậy bất cứ đồ vật chứa nước nào có kích thước bằng nút chai cũng sẽ là thỏi nam châm thu hút muỗi. Vì vậy, hãy loại bỏ ngay nước tù đọng để ngăn chặn sự phát sinh muỗi hiệu quả.
     
    Trồng cây diệt muỗi
     
     
    Những loại cây và hoa như sả, bạc hà, oải hương, vạn thọ, phong lữ, hương thảo... có mùi, tinh dầu và các hoạt chất xua đuổi được muỗi. Bạn có thể trồng những loại cây này ở trong chậu và đặt trong phòng, trên bàn hay ban công vừa làm đẹp không gian của bạn vừa phòng chống muỗi hiệu quả. Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng các loại vỏ quýt phơi khô, sau đó đốt lên để mùi lan tỏa tại các góc phòng sẽ khiến muỗi phải tránh xa. Ngoài diệt trừ muỗi hiệu quả, mùi khói từ vỏ quýt có thể khử mùi trong nhà.Hay ghiền nát tỏi, đun sôi cùng với một chút nước rồi lấy nước này xịt quanh phòng. Mùi tỏi sẽ khiến muỗi không dám bay vào phòng.
     
    Cửa lưới chống muỗi
     
     
    Đây là thiết bị chống muỗi vô cùng hiệu quả. Được thiết kế dạng cửa, cửa lưới thường đặt ở các vị trí tiếp xúc với không khí bên ngoài như cửa ra vào, cửa sổ, ban công… Với thiết kế tinh tế của mặt lưới, sự đan xếp của các sợi thủy tinh tạo nên một tấm lưới chặn muỗi chắc chắn hạn chế sự tiếp xúc của muỗi vào không gian bên trong, ngoài ngăn muỗi nó còn có khả năng ngăn chặn các côn trùng khác bay vào nhà, đem lại khả năng lọc bụi làm cho không khí nhà ở trở nên thoáng đãng một cách tự nhiên.
     
    4. Cửa lưới chống muỗi sử dụng phổ biến hiện nay
     
    Cửa lưới dạng lùa
     
    Tương tự như cửa các cửa lưới chống muỗi khác, cửa cũng đem lại khả năng chống muỗi và các loại côn trùng khác một cách hiệu quả. Loại cửa này có 1 ưu điểm là chạy trên thành cố định nên tiết kiệm diện tích hơn với cửa đóng mở, độ bền tương đối cao. Tuy vậy loại cửa này không thể mở hết được không gian cửa, vì có đặc tính luôn còn 1 lớp cửa trên thành ray, vì vậy nó chưa phải là sản phẩm  lý tưởng với những gia đình có diện tích còn nhỏ hẹp.
     
    Cửa lưới dạng mở
     
     
    Đây chính là loại cửa đóng mở tương tự như cửa truyền thống của bạn, với thao tác đóng mở truyền thống như vậy sản phẩm sẽ phù hợp với mọi đối tượng độ tuổi trong gia đình đặc biệt là người lớn tuổi. Ưu điểm của loại cửa này đó là khá linh động, có thể mở ra hay đóng vào, tiện cho việc di chuyển của bạn. Thường thích hợp cho loại cửa ra vào, độ bền cao. Tuy nhiên đối với những gia đình có diện tích nhỏ, hẹp lựa chọn thi công cửa lưới dạng mở sẽ là một yếu điểm, vì loại cửa này khá vướng víu, giảm diện tích sinh hoạt chung của gia đình bạn.
     
    Cửa lưới cố định 
     
    Đây chính là loại cửa đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo các chức năng cơ bản của một cửa lưới chống muỗi ngăn chặn muỗi và các côn trùng hiệu quả. Cửa dạng này phù hợp với các không gian ít nhu cầu tháo mở hay đóng mở di chuyển cửa, vì cửa lưới nằm gần như cố định.
     
     
    Cửa lưới tự cuốn
     
    Cửa lưới tự cuốn là loại cửa khá là phổ biến hiện nay. Thiết kế hiện đại, cửa sẽ được cuốn trong 1 thành cuộn đặt ở trên, 2 bên là hai ray nhôm để lưới di chuyển bên trong đó. Tương tự 1 số loại rèm cuốn hay cửa cuốn sắt trong gia đình bạn. Loại cửa lưới này có mẫu mã đẹp, bắt mắt, gọn gàng khi kéo lên, thích hợp cho gia đình có diện tích nhỏ hẹp. Loại cửa này thường chạy theo chiều thẳng đứng nên thích hợp cửa sổ hơn. 
     
    Cửa lưới dạng xếp
     
    Cửa lưới dạng xếp có kiểu dáng và phương thức hoạt động tương tự như cửa xếp lá sắt kéo, cửa xếp nhựa trong gia đình bạn. Các tấm lưới thủy tinh được đan dệt, gấp xếp như những nan quạt với nét kỹ thuật tinh tế này khiến cửa trở nên thật hiện đại ngoài ra chúng ta có thể mang lại sự tiết kiệm không gian đáng kể nhờ tính năng gom lưới vào hộp cuốn khi không còn sử dụng một cách gọn gàng. 
     
     
    Với khí hậu của Việt Nam, chắc chắn rằng đây sẽ là khu vực luôn phải chịu sự tấn công từ muỗi. Để bảo vệ tính mạng sức khỏe gia đình bạn, bạn nên lựa chọn cho mình một biện pháp chống muỗi phù hợp nhất đẩy lùi sự tấn công của loài sinh vật đáng sợ này.Cửa lưới chống muỗi sẽ là một công cụ hữu hiệu danh cho bạn, mang lại khả năng chống muỗi tuyệt vời trong thời hạn lâu dài.
     
    Cửa lưới chống muỗi một thiết bị chống muỗi hiệu quả, với thiết kế đa dạng trên thị trường hiện nay bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được một cửa lưới chống muỗi phù hơp nhất cho gia đình mình.
    4.55 sao của 1573 đánh giá
    Mùa muỗi kéo dài bao lâu
    Mùa muỗi kéo dài bao lâu
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533