• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng khá yếu nó chính là một trong những nguyên nhân các bé dễ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Những căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không kịp chữa trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng sau này. Vậy có những biện pháp nào giúp bé có thể tránh xa khỏi muỗi, loài côn trùng vô cùng nguy hại này.

     
    1. Tác hại muỗi gây ra cho trẻ nhỏ
     
    Trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị các loại muỗi tấn công, vì trẻ em bản tính hiếu động, ham chơi nên trẻ thường thích chơi những chỗ tối, nơi mà muỗi thường lựa chọn để hoạt động. Bên cạnh đó, do thân nhiệt, nhịp thở của trẻ thường cao hơn người lớn, tình trạng ra mồ hôi ở trẻ nhiều hơn nên muỗi dễ phát hiện và đốt trẻ... Đêm ngủ đây là khoảng thời gian cha, mẹ cũng như các bé nghỉ ngơi nếu không có trang bị kỹ càng bé dễ bị muỗi tấn công quấy phá giấc ngủ, có thể để lại các vết ngứa nổi mẩn đỏ vô cùng khó chịu.
     
     
    Ngoài ra muỗi là nguyên nhân gây ra các căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho trẻ em, do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên khả năng nhiễm các bệnh này vô cùng lớn, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
     
    Một số căn bệnh do muỗi gây ra cho trẻ nhỏ:
     
     Sốt rét
     
    Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi gây ra, vật trung gian truyền bệnh là muỗi anophen. Đa phần các trẻ mắc bệnh sốt rét thể nhẹ và vừa đều có thể hồi phục hoàn toàn mà không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào kéo dài. Trường hợp trẻ bị mắc sốt rét thể nặng, bé có thể phải chịu các ảnh hưởng lâu dài lên hệ miễn dịch, khả năng nhận thức, hành vi và khả năng học tập.
     
     
    Nguyên nhân là do ký sinh trùng sốt rét cũng có thể xâm nhập vào hệ thống miễn dịch của trẻ và làm giảm khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Do đó, người từng mắc bệnh sốt rét thường không đáp ứng với nhiều loại vắc xin và dễ bị nhiễm trùng. Trong những năm đầu đời, trẻ tiếp xúc với rất nhiều yếu tố kích thích mới như vi khuẩn, vi trùng, nấm… Nếu hệ miễn dịch của trẻ không đủ mạnh, nguy cơ bị các bệnh sẽ gia tăng. Theo một bài báo nghiên cứu thì sự suy giảm nhận thức về ngôn ngữ, trí nhớ, sự chú ý… là gánh nặng tiềm ẩn của căn bệnh sốt rét.
     
    Triệu chứng: Các biểu hiện ban đầu như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn, ói mửa…
     
    Sốt xuất huyết
     
     
    Sốt xuất huyết ở trẻ em thường nặng hơn sốt xuất huyết ở người lớn vì có khả năng rơi vào sốc và tái sốc hơn ở người lớn. Khi người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết, biến chứng thường gặp là giảm tiểu cầu (chảy máu) còn với trẻ nhỏ biến chứng thường gặp là tình trạng bị sốc. Vì bị sốc nên trẻ có nguy cơ bị suy nội tạng dẫn tới tử vong.
     
    Thêm vào đó, nhiều bậc cha mẹ thường tự ý điều trị bệnh cho bé tại nhà khi trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết, việc điều trị sai cách khiến cho trẻ có nguy cơ bị xuất huyết đường tiêu hóa.
     
    Triệu chứng ban đầu đối với trẻ nhỏ thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài từ khoảng 2-7 ngày. Một số biểu hiện kèm theo như xung huyết da, mặt đỏ phừng, cơ đau nhức, có thể kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ bị sốt xuất huyết sẽ xuất hiện dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết, khi ấn vào, những vết chấm đỏ này không biến mất, các vết này thường ở nách, ngực, cẳng tay, cẳng chân. Trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu răng, trong phân có máu. Sau vài ngày, kích thước của gan có thể sẽ to lên. Sau khoảng 3-7 ngày mắc bệnh, thân nhiệt của trẻ bắt đầu hạ thấp hơn. Một số trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như người lừ đừ, mệt mỏi, trẻ nôn mửa, đau bụng, niêm mạc của trẻ bị xuất huyết, gan to… Trẻ có thể bị sốc sốt xuất huyết với các biểu hiện như tay chân lạnh, không đo được huyết áp, mạch không ổn định... 
     
    Sốt vàng da
     
     
    Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết và hiện nay chưa có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục, khoảng 15% các ca bệnh sẽ chịu các di chứng như nhiễm độc, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.
     
    Triệu chứng nhận biết: Trong khi một số người mắc bệnh sốt vàng không có triệu chứng ban đầu thì số khác các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt khoảng từ 3 – 6 ngày. Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ (đặc biệt là ở lưng và đầu gối), nhạy cảm với ánh sáng, mất cảm giác ngon miệng, mắt, mặt hoặc lưỡi bị đỏ… Người bệnh sốt vàng có thể vàng da, vàng mắt, xuất huyết, suy gan, suy thận, rối loạn chức năng não, thậm chí là tử vong.
     
    Viêm não Nhật Bản
     
    Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phổ biến do virus gây ra. Bệnh có những triệu chứng lâm sàng đa dạng và di chứng nặng nề, hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em có khả năng để lại các di chứng nặng nề với tỷ lệ khoảng 50%. Đây là điều rất đáng lo ngại vì những di chứng của bệnh thường liên quan đến khả năng vận động, giao tiếp, và các rối loạn tinh thần, cản trở cuộc sống sau này của trẻ.
     
    Trong tự nhiên, virus viêm não Nhật Bản cư ngụ chủ yếu ở các loài chim như chim, cò, chim sẻ... và các loại gia súc như lợn, trâu, bò, dê... Virus xâm nhập vào cơ thể người theo đường máu, thông qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Muỗi cái culex có thói quen hút máu vào lúc chập choạng tối, đưa virus gây bệnh viêm não Nhật Bản từ máu của các ổ chứa trong tự nhiên sang con người.
     
    Virus sau khi vào cơ thể trẻ em theo đường máu sẽ sinh sôi và được đưa đi khắp cơ thể, tập trung nhiều với mật độ cao nhất ở các tế bào thần kinh trung ương. Màng não và nhu mô não phản ứng lại với sự hiện diện của virus bằng các phản ứng viêm, gây ra các thương tổn dạng phù nề và xuất huyết. Các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi cũng xuất hiện các ổ viêm nhiễm, xung huyết và chảy máu ở niêm mạc và nhu mô.
     
     
    Triệu chứng ban đầu thường là sốt cao đột ngột, liên tục trên 39 độ C, kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn và nôn mửa. Một số trường hợp rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do xuất hiện đơn độc các triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng và nôn mửa. Giai đoạn tiên phát này thường kéo dài khoảng 1 đến 4 ngày. Sau khi khởi phát, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần với các triệu chứng nổi bật liên quan đến hệ thần kinh. Trẻ có biểu hiện rối loạn tri giác, li bì, ít vận động và chơi đùa, ngủ gà, khó đánh thức, thậm chí rơi vào hôn mê. Co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể, cứng cổ, các dấu thần kinh khu trú, yếu liệt tay chân, rối loạn trương lực cơ, liệt các dây thần kinh sọ não,... cũng là những dấu hiệu của tổn thương hệ thần kinh. Ngoài ra, triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như khó thở, suy hô hấp, tím tái, vã nhiều mồ hôi cũng xuất hiện trong giai đoạn toàn phát này.
     
    Trên đây là một số căn bệnh nguy hiểm phổ biến mà muỗi có thể gây ra cho trẻ em, ngoài ra nó còn còn một số căn bệnh khác như: virus zika, giun chỉ bạch huyết…
     
    2. Một số biện pháp phòng ngừa muỗi cho bé
     
    Sử dụng trang phục kín
     
    Mặc dù không phải là giải pháp bảo vệ bé khỏi muỗi 100% nhưng đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh có thể làm một cách thật đơn giản. Quấn tã trùm kín thân hoặc mặc quần áo dài cho bé sẽ giúp ngăn chặn muỗi tiếp xúc với da để chích. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý lựa chọn các loại trang phục dài phù hợp với nhiệt độ trong phòng. Chẳng hạn, nếu trời nắng nóng, nên mặc cho con các bộ đồ dài bằng vải cotton mỏng mát, kết hợp đeo bao tay, bao chân cho bé. Bao tay, bao chân vừa giữ ấm cho bé, vừa giúp phòng muỗi đốt.
     
    Sử dụng vợt muỗi
     
     
    Vợt muỗi cũng là dụng cụ được dùng phổ biến trong các gia đình để diệt muỗi. Tuy nhiên, dụng cụ sử dụng nguồn điện để tiêu diệt muỗi nên cần hết sức thận trọng khi để gần trẻ nhỏ. Hãy cẩn thận tắt nguồn khi không sử dụng và tốt nhất không bao giờ để gần chỗ bé nằm, nó có thể gây ra giật điện khi bé chạm vào.
     
    Sử dụng máy đuổi côn trùng
     
    Máy sử dụng cảm ứng tạo ra một loại sóng âm để xua đuổi các loại côn trùng nhỏ và loại sử dụng hương liệu tỏa ra môi trường xung quanh bằng cách tản hơi nước để đuổi côn trùng. Các sản phẩm này khá hiệu quả nhưng không thật sự tốt cho trẻ sơ sinh. Bởi sóng âm hay các hương hiệu không đảm bảo, có thể gây tác động xấu tới sức khỏe của bé, trong đó dễ nhận thấy nhất là có thể gây ra các bệnh về hô hấp hoặc dị ứng.
     
    Sử dụng nhang chống muỗi
     
    Nhang chống muỗi dụng cụ xua đuổi muỗi ở diện tích nhỏ, với chi phí khá rẻ. Tuy nhiên nếu sử dụng trong phòng kín và diện tích nhỏ khói từ nhang tỏa ra còn có thể khiến bé bị ngạt. Nhang muỗi cũng có thể gây ra các căn bệnh về hô hấp, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Nếu thật sự muốn sử dụng nhang chống muỗi, tốt nhất nên để nhang ở xa nơi bé nằm. Có thể đặt nhang trước nhà hoặc ở các cửa sổ để ngăn muỗi bay vào.
     
     
    Sử dụng các sản phẩm dùng ngoài da
     
    Một trong những cách để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi muỗi đốt phải kể đến các loại sản phẩm dùng ngoài da. Các sản phẩm dạng kem, nước hoa, dạng xịt có thể sử dụng trực tiếp trên da của bé để ngăn muỗi chích. Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại hóa, mỹ phẩm chưa bao giờ là dễ dàng cho trẻ nhỏ. Bởi trong rất nhiều các loại sản phẩm này vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây dị ứng cho da bé. Hơn nữa, các sản phẩm này cũng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy sẽ gây ra bất tiện có thể phải thoa kem nhiều lần để ngăn ngừa muỗi cho bé.
     
    Sử dụng các cửa lưới chống muỗi
     
    Sử dụng lưới chống muỗi đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ nhỏ được nhiều gia đình lựa chọn vào mùa mưa hiện nay. Lưới chống muỗi sẽ ngăn chặn muỗi ở bên ngoài bay vào nhà, giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị muỗi chích. 
     
    Lý do tại sao cửa chống muỗi lại là phương pháp được các bậc phụ huynh ưu ái lựa chọn hàng đầu hiện nay?
     
    3. Lý do nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho phòng của bé
     
    Cửa lưới là một thiết bị chống muỗi vô cùng hiệu quả, không chỉ có tác dụng chống muỗi nó còn đem đến khả năng chống các loại côn trùng có cánh độc hại khác ngoài ra nó có khả năng ngăn ngừa bụi bẩn mang lại một không khí thoáng mát cho căn phòng của bé, giúp bé an toàn khỏi muỗi ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
     
     
    Cửa lưới chống muỗi lắp đặt thêm cho cửa sổ, cửa ra vào nên trẻ có thể thoải mái vui chơi, ngủ nghỉ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động thể chất.
     
    Cửa lưới không dùng bất cứ loại hóa chất nào nên tuyệt đối an toàn cho trẻ, trẻ hoàn toàn có thể thoải mái vui chơi và nghỉ ngơi mà không phải ngửi những mùi khó chịu độc hại cho sức khỏe của bé.
     
    Với đa dạng kiểu thiết kế cửa lưới trên thị trường hiện nay, thiết kế khung cửa với nhiều màu sắc đa dạng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cửa lưới phù hợp không hề ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn phòng và ngôi nhà của bạn.
     
     
    Việc mua và lắp đặt các thiết bị này vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện tìm kiếm trên mạng và thực hiện mua ngay tại các website bán loại cửa này, ví dụ như nhập tìm kiếm trên google “cửa lưới tự cuốn tại TPHCM” bạn sẽ nhanh chóng nhận được các thông tin cửa lưới tự cuốn tại Thành phố Hồ Chí Minh và có thể thực hiện mua ngay tại các trang web này.
     
    Các thiết bị cửa lưới chống muỗi có cấu tạo khá đơn giản nên việc lắp đặt thiết bị này sẽ vô cùng nhanh chóng không gây ảnh hưởng quá nhiều thời gian đến sinh hoạt của gia đình nhà bạn.
     
     
    Tuổi thọ của cửa lưới khá lớn từ 7-10 năm chính vì vậy nó sẽ gắn liền với quãng đường phát triển của bé, không chỉ khi còn là trẻ sơ sinh mà sau này lớn lên gia đình cũng không phải lưu tâm quá nhiều vào việc ngăn côn trùng cho phòng của trẻ.
     
    Chi phí lắp đặt một cửa lưới chống muỗi vừa phải (khoảng từ 600,000đ đến 800,000đ trên 1 mét vuông ) phù hợp với mức sống của nhiều gia đình Việt Nam.
     
     
    Trẻ nhỏ luôn là thành viên quan trọng nhất của mỗi gia đình. Từ khi chào đời, mọi người đều mong muốn mang đến cho bé môi trường sống tốt nhất, an toàn nhất để phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Chính vì vậy cửa lưới chống muỗi là giải pháp ngăn muỗi, côn trùng đảm bảo sức khỏe cho trẻ vô cùng hiệu quả.
     
    Trẻ em là những đối tượng dễ mắc các bệnh như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Cửa lưới chống muỗi sẽ là biện pháp an toàn vô cùng hiệu quả
    4.55 sao của 1816 đánh giá
    9 lý do nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho phòng của bé
    9 lý do nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho phòng của bé
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533