• Hotline 0909 131 533
  • Điện thoại (028) 3884 2698
  • Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống
    Cửa lưới Việt Thống

    Những cơn mưa lớn đầu mùa xen kẽ với những ngày nắng nóng nhiều tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ. Thời tiết thay đổi đột ngột có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng. Cùng với đó mùa mưa với đặc trưng không khí ẩm ướt và mưa nhiều tạo điều kiện cho sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại côn trùng cũng như vi khuẩn. Chính vì điều này mà chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Chúng ta cần có thông tin cụ thể về các căn bệnh để nhận biết bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

    1. Một số bệnh thường gặp trong mùa mưa
     
    Các bệnh về da 
     
    Vào mùa mưa lũ, lượng nước bị ứng đọng gây ngập lụt kèm các chất thải làm nguồn nước bị nhiễm bẩn từ đó tạo điều kiện cho vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh ngoài da. 
     
    Một số loại vi khuẩn thường trú trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, ướt cũng gây nên bệnh ngoài da. Với những cơn mưa rải rác làm bốc hơi các yếu tố gây hại và tồn tại lơ lửng trong không khí khiến da con người dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
     
     
    Hoặc nếu chẳng may dính nước mưa, nước ngập cũng khiến da bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh cẩn thận. Một số  căn bệnh da liễu thường gặp như: ghẻ, viêm nang lông, mề đay, mụn rộp...
     
    Khi da bị tổn thương, ngứa, loét, là chỗ vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ trên da, cần vệ sinh thật sạch bằng cồn, nước sạch và đến ngay thầy thuốc tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
     
    Bệnh về tiêu hóa
     
     
    Tại thời điểm mưa bão, cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...). 
     
    Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. 
     
    Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện ăn chín uống sôi…
     
    Đau mắt đỏ
     
     
    Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch qua đường hô hấp tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.Trong mùa mưa, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa. Bệnh gây ra triệu chứng như ngứa, cộm xốn, đỏ mắt thường chảy nước mắt nhiều, bệnh nhân rất nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực cho người bị bệnh.
     
    Đau xương khớp
     
    Vào mùa hè, thường hay xuất hiện những cơn mưa bóng mây hay những cơn mưa rào sau ngày nắng nóng oi bức, mưa nắng thất thường như vậy là ác mộng đối với những người đang bị bệnh xương khớp.  
     
     
    Nguyên nhân là do thời tiết chuyển đột ngột từ nắng nóng sang mưa cùng với gió lạnh làm cho các mạch máu ngoại vi dễ bị co lại. Tình trạng này khiến cho lượng máu cung cấp cho các cơ quan ngoại biên như da, khớp bị suy giảm gây ra các triệu chứng đau mỏi xương khớp, co cứng cơ ở vùng vai gáy và thắt lưng.
     
    Mặt khác, vào mùa mưa, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn nên bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người thoái hóa khớp nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động.
     
    Bệnh cảm cúm và hô hấp
     
     
    Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho... Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. 
     
    Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra nhất trong mùa mưa. Bệnh dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm, bệnh lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh…
     
    Biểu hiện lâm sàng: nhức đầu, đau mình mẩy, sốt, ho và mệt mỏi. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.
     
    Bệnh sốt rét
     
     
    Mùa mưa đến, đây là điều kiện tuyệt vời cho muỗi sinh sôi, nảy nở. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người như sốt rét, sốt xuất huyết… 
     
    Sốt rét là bệnh đe dọa đến tính mạng do ký sinh trùng, bệnh được truyền sang người khi bị muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng đốt. Trong năm 2017, ước tính có khoảng 219 triệu ca sốt rét ở 90 quốc gia, và 435 000 ca tử vong do sốt rét.
     
     
    Các triệu chứng của bệnh sốt rét bao gồm sốt, nhức đầu và nôn thường xuất hiện trong khoảng từ 10 đến 15 ngày sau khi bị muỗi đốt. Sau khi các triệu chứng cơ bản phát xuất hiện, nếu không được chữa trị, bệnh sốt rét có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng do gián đoạn cấp máu cho các cơ quan quan trọng của cơ thể hoặc dẫn đến các triệu chứng nặng hơn. Chúng là: Nhầm lẫn, co giật nhiều lần, hôn mê và suy nhược thần kinh, thiếu máu nặng, chảy máu bất thường, khó thở và suy hô hấp, vàng da, suy thận, suy gan...
     
    Để phòng ngừa căn bệnh này cần ngăn chặn muỗi tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng… Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm. 
     
    Bệnh sốt xuất huyết
     
     
    Đây là căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất trong các căn bệnh có thể bùng phát trong mùa mưa, vì mức độ nguy hiểm đến tính mạng cũng như mức độ lan rộng của nó.
     
    Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus.
     
    Triệu chứng: 
    • Ở thể bệnh nhẹ bệnh nhân có triệu chứng: Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.
    • Ở thể bệnh nặng: bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau: xuất hiện xuất huyết (Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu…). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
     
    Đây là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
     
    Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này chúng ta cần phải loại trừ các mầm mống có thể nhận biết được đó là muỗi. Muỗi là nguồn nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này, việc loại trừ muỗi, phòng ngừa muỗi cắn là việc vô cùng quan trọng với nhiều phương pháp khác nhau: phá hủy môi trường sống của chúng, dùng thuốc xịt diệt muỗi, hay ngăn chặn các con đường muỗi tấn công con người…
     
    Bệnh viêm não Nhật Bản
     
    Lại một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nữa do muỗi gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5,6,7. Đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã, sau đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và lây sang cho người qua muỗi đốt. 
     
    Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ em có thể gặp đau bụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Sau 3 hoặc 4 ngày trẻ có thể co giật, lơ mơ, hôn mê.
     
     
    Khoảng 20-30% số trường hợp mắc bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới tử vong, ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi có nguy cơ tiến triển nặng và tử vong cao hơn. Sau mắc bệnh 30-50% các trường hợp có tổn thương não và thần kinh gây liệt và chậm phát triển trí tuệ.
     
    Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nó không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng mà còn có thể để lại di chứng thiểu năng cho tương lai về sau của trẻ nhỏ. Cách ngăn ngừa bệnh này không đâu hết là loại bỏ mối nguy hiểm muỗi ra khỏi cuộc sống của chúng ta.
     
    2. Phòng bệnh nguy hiểm nhờ cửa lưới chống muỗi
     
    Có thể nói nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm trong mùa mưa tới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản đó là muỗi. Một sinh vật tưởng chừng như vô hại, với kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng muỗi đã tước đoạt mạng sống cũng như hủy hoại tương lai của rất nhiều nạn nhân.
     
    Phòng chống muỗi chưa bao giờ quan trọng đến vậy, vậy phải làm như thế nào để muỗi rời xa khỏi cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều biện pháp để có thể ngăn chặn loài côn trùng này: dọn dẹp nhà cửa loại bỏ các khu vực ứ đọng chum vại mà muỗi có thể sống, dùng thuốc diệt, trồng cây xua đuổi muỗi (cây sả, bạc hà, oải hương…), sử dụng cửa chống muỗi
     
     
    Cửa lưới chống muỗi là một biện pháp chống muỗi vô cùng hiệu quả, nó không chứa các chất hóa học diệt muỗi mà chỉ ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian bạn sống thông qua tấm lưới chống muỗi, và độ khít vừa phải của loại cửa này, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như các chất hóa học diệt muỗi khác mà còn đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời.
     
    Với tốc độ sinh sản chóng mặt cũng như độ phát triển của muỗi trong các mùa mưa tới, sử dụng cửa lưới chống muỗi sẽ là biện pháp hiệu quả đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.
     
     
    Cửa lưới chống muỗi không chỉ đem lại hiệu quả chống muỗi tuyệt vời nó còn có nhiều chức năng khác. Khả năng ngăn bụi bặm đi vào ngôi nhà của bạn, tấm lưới chống muỗi có thể ngăn chặn các hạt bụi li ti đi vào nhà của bạn, bạn sẽ tiết kiệm được công sức và thời gian cho việc lau chùi nhà cửa mỗi ngày. Với các kẽ hở với kích thước vừa đủ trên mặt lưới, cửa có thể đón gió và ánh sáng đi vào không gian nhà bạn, mang lại không gian thoáng mát dẹp bỏ sự ẩm thấp u ám mà những cơn mưa kia mang lại.
     
    Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cửa lưới chống muỗi khác nhau, đây sẽ là một lợi thế lớn cho sự lựa chọn của bạn, bạn có thể lựa chọn cửa lưới phù hợp nhất, phù hợp với túi tiền, phù hợp không gian, phù hợp phong thủy… 
     
     
    Cửa được sản xuất từ những nguyên liệu chất lượng nên bền bỉ với các tác động ngoại lực, thời tiết cũng như phản ứng sinh hóa nên trong mùa mưa đây sẽ là loại cửa chất lượng. Đảm bảo hiệu quả chi phí cho người tiêu dùng.  
     
    Đối với khu vực ban công một khu vực thường được trồng nhiều cây cảnh hay cũng là khu vực ít được quan tâm dọn dẹp đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để muỗi sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào không gian bên trong. Hiểu được điều này, cửa lưới chống muỗi thiết kế mẫu cửa lưới cho ban công để giải tỏa lo lắng của gia chủ một cách tuyệt đối.
     
     
    Cách để ngăn ngừa muỗi thì có rất nhiều, nhưng lựa chọn nào là phù hợp nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những đe dọa của muỗi. Cửa lưới chống muỗi sẽ là một sản phẩm chống muỗi hiệu quả không để bạn thất vọng.
     
    Sốt xuất huyết, sốt rét là những căn bệnh có thể nói là nguy hiểm nhất khi mùa mưa tới, nguyên nhân gây ra các căn bệnh này đều là muỗi cho thấy muỗi là hiểm họa lớn cho con người
    4.85 sao của 2318 đánh giá
    Những căn bệnh nguy hiểm khi mùa mưa đến
    Những căn bệnh nguy hiểm khi mùa mưa đến
    Tin tức 0909.131.533 Hotline 130C, Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q,12, TP.HCM
    0909.131.533
    Gọi điện0909.131.533